Vietnam Shipper Số 116

Tạp chí Chủ hàng Việt Nam
Title: Vietnam Shipper Số 116
Date: (01-06-2014)

Chuyên Đề – Những vấn đề từ tải trọng xe

Theo số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tính đến năm 2013, số lượng xe tải ở nước ta có 652.111 xe, trong đó, xe tải dưới 7 tấn có 526.546 xe (chiếm 80,74%); xe tải từ 7 - 20 tấn là 121.840 xe (chiếm 18,68%); xe tải từ 20 tấn trở lên là 3.725 xe (chiếm 0,58%). Với số lượng xe này, thị phần ngành vận tải đường bộ đang chiếm giữ là 94 - 95%. Cũng do giữ vai trò chủ chốt trong vận tải hàng hóa cả nước, nên ảnh hưởng của việc siết tải trọng xe mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang áp dụng dù về mục đích là hoàn toàn đúng, nhưng vẫn gây nên những bất cập, ngổn ngang liên đới cần sớm được giải quyết. …(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Logistics & Vận chuyển Hàng hóa –

Báo cáo về chỉ số hoạt động Logistics (LPI) năm 2014

thứ hạng Việt Nam đã có sự đi lên từ vị trí thứ 53 trong các lần trước lên vị trí 48 với LPI 3.15. So sánh trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, từ vị trí thứ tư năm 2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, sau Singapore (LPI 4.0, hạng 5), Malaysia (LPI 3.59, hạng 25), Thái Lan (LPI 3.43, hạng 35). Xếp sau Việt Nam là Phillippines (LPI 3.0, hạng 57), Indonesia (LPI 3.08, hạng 53), Campuchia (LPI 2.74, hạng 83), Lào (LPI 2.39, hạng 131) và Myanmar (LPI 2.25, hạng 145).

(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Trung Đông tiếp tục mở rộng

Emirates hy vọng dịch vụ hàng ngày mới đến Kiev, triển khai vào ngày 17/1, sẽ trở thành một tuyến thương mại chính giữa United Arab Emirates và Ukraine.

 

Trong nửa đầu năm 2013, giá trị thương mại giữa Ukraine và UAE đã tăng 27% đạt 429 triệu USD (316.3 triệu euro). Sức tải bổ sung để vận chuyển hàng hóa – 15 tấn hàng trên mỗi chuyến bay – sẽ thúc đẩy cho tuyến thương mại này, vận chuyển thép, linh kiện máy bay, máy móc hạng nặng và linh kiện tàu đi từ Ukraine.

 

Với ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh, Ukraine cũng là nhà xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất ngũ cốc và đường lớn trên toàn cầu. Nhập khẩu từ UAE vào Ukraine gồm xe cộ, quần áo, chà là, thuốc, nước hoa, trà và nước hoa quả.…(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116) 

 

Hàng hóa chuyển hướng sang châu Mỹ Latin

Các hãng vận tải châu Á đang đưa Mexico vào tầm ngắm. Cathay Pacific, vốn vừa triển khai các chuyến bay chở hàng đến Guadalajara vào tháng 9 năm ngoái, nay lại đưa thêm Mexico City vào mạng lưới chở hàng của mình vào tháng 3. Korean Air cũng tăng các chuyến bay chở hàng đến Guadalajara. Cũng như Cathay, hãng đưa Mexico vào một tuyến đến Mỹ hiện có.

 

Hãng vận chuyển Hàn Quốc dự định tăng cường sự hiện diện của mình tại Nam Mỹ, bắt đầu với các chuyến bay sử dụng chuyên cơ vận tải B747 đến Sao Paulo và Lima, Peru, trong năm 2012.…(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Tàu lớn có thể đang kềm hãm sự phục hồi

Các chủ tàu có thể hướng đến các tàu lớn hơn nhằm vượt qua những khó khăn chi phí trước mắt, nhưng các bên trong ngành đã cảnh báo những tàu lớn hơn chính là đại diện cho một loạt những thách thức khác ngành phải chuẩn bị sẳn sàng.

 

Tại hội nghị Hàng hải châu Á – Thái Bình Dương 2014 (APM 2014), nơi tập trung cộng đồng hàng hải trong khu vực và triển lãm các công nghệ hàng hải và cảng biển mới nhất, ông Thomas Kriwat, trưởng điều hành của Mercantile Shipping Co, cho rằng việc các tàu container cực lớn được triển khai, vốn tăng sức tải của ngành, nhưng lại khiến cho giá cước thấp – điều này có thể là nguyên nhân chính khiến cho thị trường vận chuyển container mất nhiều thời gian để phục hồi.

 

Thị trường hàng không mất dần vào tay đường biển

Việc kinh doanh vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu đang mất dần thị phần vào tay đường biển trong 13 năm qua khi các chủ hàng tìm kiếm các giải pháp vận chuyển ít tốt kém hơn.

 

Theo nghiên cứu mới của Seabury Group và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị phần của hàng hóa đóng container hay hàng hóa đóng kiện được vận chuyển bằng đường hàng không đã giảm từ 3.15 trong năm 2000 xuống còn 1.7%.

 

Nghiên cứu mới này xác nhận xu hướng được hãng phân tích Transport Intelligence phát hiện, rằng thị trường giao nhận hàng hóa hàng không trong năm 2012 đã thu hẹp 4.2% còn 62.62 tỷ USD do dư tải, giá nhiên liệu cao và các chi phí khai thác khác.…(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Giao Thương – Doanh Nghiệp

Định vị thương hiệu - Giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thời hậu khủng hoảng

                                                           

Cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn cầu kéo dài từ năm 2008 với dư âm còn đến tận bây giờ, kéo theo sự sụt giảm của hầu hết các ngành kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp để giành lấy một chỗ đứng trên thị trường đã tìm mọi cách để bảo vệ thị phần của mình, từ cắt giảm chi phí, giảm giá bán, đến nỗ lực quảng cáo, khuyến mại, hay cải tiến sản phẩm... Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không ngoại lệ khi hầu hết các chủ doanh nghiệp thường tập trung sức lực cho việc huy động vốn để phát triển sản phẩm, ít đầu tư xây dựng thương hiệu vì cho rằng đây là công việc vừa phức tạp, vừa tốn kém, mà hiệu quả mang lại trong ngắn hạn lại không cao. 

 

Trong khi đó, các chuyên gia tiếp thị đã đúc kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra lời khuyên rằng doanh nghiệp trẻ phải xem xây dựng thương hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và dành cho nó sự quan tâm thích đáng. (Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Lợi thế đường biên

Thị trường Campuchia hấp dẫn doanh nghiệp Việt Nam không chỉ vì đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng, mà còn có lợi thế giao thương qua biên giới, là cánh cửa đưa hàng đi các nước trong khu vực ASEAN.

 

Nắm được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp Việt đang chạy đua vào thị trường nước láng giềng này mong tìm chỗ đứng vững vàng có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Thái Lan,… Nhiều dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics tại các cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu đang được Chính phủ Việt Nam chú trọng đầu tư. …(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Ngành bán lẻ Việt Nam sẽ về đâu?

Từ ngày 1.1. 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa theo cam kết ra nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam. Vì vậy, năm 2014 là năm bản lề, cũng là năm rất quan trọng cho các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng tối đa lợi thế để đón đầu cơ hội.

 

Trước sự đầu tư mạnh tay của các “ông lớn” ngoại quốc đang có mặt trên thị trường trong năm bản lề này, các chuyên gia cho rằng, nếu các doanh nghiệp bán lẻ nội địa không sớm tìm giải pháp liên kết với nhau, hợp tác cùng phát triển và mở rộng thị phần thì tương lai không xa, có thể thị trường bán lẻ trên 110 tỷ USD mỗi năm của Việt Nam sẽ hoàn toàn rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. (Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 

Nam Mỹ hướng vào châu Á

American Airlines đang xây dựng một tuyến mới cho hoa xuất khẩu từ Ecuador. “Chúng tôi đã phát triển một dịch vụ mới thông qua hợp tác cùng một đối tác ở giữa để vận chuyển hoa từ Quito đến Miami,” bà Carmen Taylor, giám đốc điều hành mảng kinh doanh hàng hóa khu vực châu Mỹ Latin của hãng cho biết.

 

American Airlines không có máy bay thân rộng trên tuyến Quito, vì thế chuyến bay chở hoa đi thẳng duy nhất của hãng từ Ecuador là từ Guayaquil. Tuyến Quito mang đến cho hãng cửa ngõ thứ hai để tiến vào thị trường xuất khẩu hoa của nước này....(Xem chi tiết trên tạp chí Vietnam Shipper số 116)

 


Tiếng Việt | English
Tên: 
Mật khẩu: 
Quên mật khẩu? | Đăng ký!
Hỗ trợ trực tuyến:
Zalo QR CodeDRVIL
DRVIL
DRVIL

© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL). Ghi rõ nguồn "Viện Logistics Việt Nam (VIL)" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh. Tp. HCM. Tel: (+84.28) 3513 6399 - Fax: (+84.28) 3513 6359 - Email:
info@vil.com.vn